Việt Nam – Tiếng Quê Nhà

Nơi tìm hiểu, trau dồi về ngôn ngữ và văn hóa cội nguồn cho những tâm hồn Việt xa quê.

Hâm và Sến

Posted by codockhach trên Tháng Một 11, 2008

Từ đó tới giờ tôi hay thấy thế giới blog–nhất là giới trẻ–dùng đến hai từ này, nhưng chả hiểu dụng ý gì. Mức chịu đựng của sự tò mò có hạn, nay đã chịu hết nỗi, đành phải tìm hiểu thôi.

Tôi đoán “hâm” là cách rút gọn của từ “hâm mộ” chắc. Còn “sến” là nghĩa gì, có liên quan gì đến cây đàn sến, thì đành chịu thua. Vậy bác nào biết thì xin giải thích dùm nhé.

9 bình luận to “Hâm và Sến”

  1. Gà Lôi said

    Theo em hay dùng thì “hâm” có nghĩa là dở hơi, gàn dở hổng giống ai. Còn khi dùng “sến” có nghĩa không hợp lẽ, không hợp thời, ủy mị…
    Chỉ là em hay dùng những từ này với ý nghĩa đó.

  2. codockhach said

    Cám ơn bạn Gà Lôi đã đính chính.
    Tôi thắc mắc không biết nguồn gốc (từ nguyên) của hai từ này là như thế nào, tại sao “hâm” lại có nghĩa là “dở hơi”. “sến” thì tôi có thể “thông cảm” cho lối suy nghĩ rằng đàn/nhạc sến không [còn] hợp thời.

  3. Gà Lôi said

    Em nghĩ từ hâm là từ của người miền Bắc, giống như sốt hâm hâm, hoặc sốt hâm hấp, em nghĩ từ hâm bắt nguồn từ đó (???).

  4. Wow,
    chẳng thể xóa khỏi đầu ý nghĩ anh đang dụ khị (khá lộ liễu) để độc giả phản hồi (!)

    Về hâm, thường vẫn trỏ nghĩa dân dã: ai đó thần kinh có vấn đề, không bình thường; xem chừng, người dùng sử dụng từ đấy do từng quan sát thấy hiện tượng đun nước chưa đủ độ sôi, chín tới, cứ lừng khừng không rõ trạng thái.

    Nhân tiện, hàng lọat từ miêu tả cái sự điên khùng tưng tửng tương tự như là hấp, ấm đầu, chập mạch, đứt IC, chập cheng, đứt máy,…

    Về từ nguyên của sến, nhớ một dạo trên tờ >b>Thanh Niên đã bàn khá kỹ càng khi trao đổi về ‘nhạc sến’, liên quan đến yếu tố người ở, con sen; hàm ý một cái gì kém cỏi, hạ lưu, có thể phán giá trị ngay mà chẳng cần gì phải lăn tăn nữa cả.

    Tra cuốn Tiếng lóng Việt Nam (Nguyễn Văn Khang. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội, 2001, tr.197) tôi thấy chua “sến: may, gặp may”, với thí dụ đi kèm:

    Mày sến quá đi. Vậy là rẻ chán, vừa được uống cà phê, vừa có em phục vụ (Báo Giáo dục và Thời đại, 11/1/2000).

    Vài lời chia sẻ.

  5. yaz said

    Về từ nguyên của sến, nhớ một dạo trên tờ >b>Thanh Niên đã bàn khá kỹ càng khi trao đổi về ‘nhạc sến’, liên quan đến yếu tố người ở, con sen; hàm ý một cái gì kém cỏi, hạ lưu, có thể phán giá trị ngay mà chẳng cần gì phải lăn tăn nữa cả.

    Tra cuốn Tiếng lóng Việt Nam (Nguyễn Văn Khang. Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội, 2001, tr.197) tôi thấy chua “sến: may, gặp may”, với thí dụ đi kèm:

    Mày sến quá đi. Vậy là rẻ chán, vừa được uống cà phê, vừa có em phục vụ (Báo Giáo dục và Thời đại, 11/1/2000).
    ————–

    Dẫn chứng, giải thích như trên thì bậy quá.
    Sến thì nên hiểu như bạn GL đã nói chứ chẳng liên quan gì tới “con sen”(người ở) cả. Vì “con sen” trong miền nam ít ai sử dụng trong khi từ “sến” đã xuất hiện trong miền nam từ lâu (thường liên quan tới cải lương, nhạc…). “sến” đại khái có ý 1 người thích làm quá lên (ko phù hợp hoàn cảnh), màu sắc thì phải màu mè rực rỡ, buồn thì phải rên rỉ khóc lóc…
    Câu trích dẫn từ từ điển tiếng long cũng là nghĩa “làm quá lên” chứ sao lại hiểu theo nghĩa may mắn? Có lẽ từ “sến” chỉ dùng trong niền nam nên tác giả ngoài bắc ko hiểu đã giải thích theo cách hiểu của bản thân. Làm sách như vậy thì bậy quá.

    Hâm thì nghĩa là thần kinh không bình thường (do bệnh), cũng tương tự như “ấm đầu”. Cặn kẽ ra thì có lẽ ý nói 1 người bị bệnh (nóng,sốt) đến mức đầu óc lú lẫn (hoặc lên cơn điên/khùng). Như bạn GL nói “sốt hâm hấp” cũng cùng nghĩa.

    Bạn chọn 2 từ cũng hay 1 từ miền nam, một từ miền bắc 😛

  6. ComputerBoy said

    Hê, đúng là bác Docko câu bài dữ quá 😀 Lúc mới đọc là tui đã nghi rồi :p Về “Hâm” và “Sến” thì đã có nhiều bạn giải thích đủ rồi. Và ngay cả bác Thuỳ Hương (:p) cũng đã phân tích từ nguyên từ bể gì đó rồi, tôi nghĩ mình cũng không cần thêm vào nữa!

    Chỉ còn 1 điều muốn nói là bác Docko dạo này “phân ly” dữ quá, đa nhân cách chưa đủ, bây giờ con chơi đa văn hoá: Bắc + Nam! :D.

  7. codockhach said

    Cám ơn các bạn đã góp ý.
    @ComputerBoy: đúng vậy. Tôi đang tập tành chiêu “hòa đồng” với tất cả.

  8. ‘Hâm’ cóngười dùng ý chỉ ngu si, đần dại
    Sến thấy mấy đứa bạn tôi dùng trong trường hợp chỉ sự ủy mị, hơi nhiều cảm xúc, và có lần nghe nhạc sĩ nào đó nói về nhạc sến, nhạc sẩm(hát sẩm ở Bắc bộ), nói cũng chỉ ý nói về cảm xúc.
    Còn một số từ như từ “bệnh”, một số bạn bè của tôi dùng với nghĩa ham thích cái gì đó mạnh mẽ, nhưng chưa đến nỗi cuồng nhiệt cao độ, hoặc với nghĩa pha trò tạo trò cười hiểu với nghĩa kiểu “việc chỉ người bị bệnh mới làm’có vấn đề về đầu óc.

  9. Excellent happy analytical eyesight for the purpose of fine detail and may foresee difficulties before these people happen. Click http://s.intmainreturn0.com/hukcoo091645

Gửi phản hồi cho Không Hóa Đá Hủy trả lời